094.278.3333 - 0888.959.000

187 Bà Triệu - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

TINH VÂN THIỀN THOẠI - ĐẠI SƯ TINH VÂN TINH VÂN THIỀN THOẠI - ĐẠI SƯ TINH VÂN Tuyển Chọn: Đại Sư Tinh Vân
Dịch: Thích Nữ Trung Thể
          Thích Nữ Đức Thuận
NXB: Hồng Đức & Thời Đại
Số Trang: 679 Trang
Bìa: Bìa Cứng, Giấy Đẹp
Khổ: 13,5x20,5cm
Năm Xuất Bản: 2019
Độ Dày: 3,5cm
TVTT ĐẠI SƯ TINH VÂN 245.000 đ Số lượng: 10 Quyển
  • TINH VÂN THIỀN THOẠI - ĐẠI SƯ TINH VÂN

  •  834 Lượt xem
  • Mã sản phẩm: TVTT
  • Giá bán: 245.000 đ

  • Tuyển Chọn: Đại Sư Tinh Vân
    Dịch: Thích Nữ Trung Thể
              Thích Nữ Đức Thuận
    NXB: Hồng Đức & Thời Đại
    Số Trang: 679 Trang
    Bìa: Bìa Cứng, Giấy Đẹp
    Khổ: 13,5x20,5cm
    Năm Xuất Bản: 2019
    Độ Dày: 3,5cm


Số lượng
tinh vân thiền thoại 1 min



Trích “Phướn Động Hay Gió Động”:
Đại sư Huệ Năng sau khi được truyền y bát, ở ẩn trong đám thợ săn mười mấy năm, sau đó nhận thấy cơ duyên đã chín mùi, sư bắt đầu hoằng pháp lợi sinh. Một hôm, sư đi ngang qua chùa Pháp Tính, thấy hai vị xuất gia cãi nhau đỏ mặt tía tai về lá phướn, Lục Tổ nghe mới biết là họ cãi nhau về nguyên nhân lá phướn động. Một người nói:
  • Nếu không có gió thì làm sao phướn động được? Cho nên nói là gió động!
Người kia nói:
  • Không có phướn động làm sao biết được gió động? Cho nên nói phướn động mới phải!
Hai người đôi co nhau không ai chịu thua ai. Đại sư Huệ Năng nghe thế bèn nói:
  • Xin hai vị đừng cãi nhau nữa, tôi sẽ làm trọng tài công bằng cho các vị, thực ra chẳng phải gió động, cũng chẳng phải phướn động, mà tâm của hai vị động!

Từ công án này chúng ta có thể thấy quan điểm của các vị thiền sư đối với ngoại cảnh là hoàn toàn trở về với nội tâm, không vướng mắc vào sự vật bên ngoài, sự tồn tại của hiện tượng chỉ là phiến diện, sở dĩ có phân biệt là vì chúng ta khởi tâm động niệm. Tâm tĩnh lặng thì vạn vật tĩnh lặng, tâm động thì muôn ngàn sai biệt hiện ra trước mắt, bởi thế cần phải đạt được cảnh giới động tĩnh nhất như. Điều mấu chốt là hỏi xem tâm chúng ta đã dẹp bỏ vọng tưởng sai biệt hay chưa, chứng được Niết-bàn tịch tĩnh hay chưa!
 
tinh vân thiền thoại 2 min


Không Chịu Thừa Nhận
Lần nọ trời đang tối mịt, thiền sư Lợi Tung đứng trước Tăng đường la thất thanh:
  • Có trộm! Có trộm!
Tiếng la là kinh động đại chúng, lúc này, có vị học tăng từ trong tăng đường chạy ra, thiền sư Lợi Tung liền tóm lấy cậu ta quát:
  • Sư phụ Kiểu Sát! Tôi bắt được kẻ trộm rồi!
Học tăng cự tuyệt:
  • Thiền sư! Ngài lầm rồi, không phải trộm, là con!
Lợi Tung không buông tay, la lớn:
  • Đúng rồi, sao không chịu thừa nhận hả?
 
tinh vân thiền thoại 3 min

 
Học tăng thất kinh chẳng biết xử lý ra sao, thiền sư Lợi Tung bèn đọc bài kệ:

“Tam thập niên lai Tây Tử hồ,
Nhị thời trai chúc khí lực thô;
Vô sự thướng sơn hành nhất chuyển,
Tá vấn thời nhân hội dã vô?”

Dịch:

Ba mươi năm đến hồ Tây Tử
Hai thời cơm cháo sức khỏe dư,
Nhàn nhã lên non vòng một chuyến
Hỏi người thời nay đã tỏ chưa?


 
tinh vân thiền thoại 4


Có câu nói: “Bắt giặc trong núi dễ, bắt giặc trong tâm khó”, con người trong cuộc sống hằng ngày thường dính mắc sáu căn là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý vào dục lạc của sáu trần bên ngoài là sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp mà gây ra nhiều phiền não khổ đau. Ba mươi năm tu hành, mỗi ngày hai thời cơm cháo đều vì mục đích hàng phục tên trộm trong lòng, có thể hiểu được như thế thì lên núi một chuyến, ngay khi bắt được kẻ giặc trong tâm, thì Phật pháp ở ngay đây!

Thiền sư Lợi Tung kiểm tra học tăng, nhưng thực ra chính là đại cơ đại dụng! Cửa của sáu căn đều là giặc, ngày đêm sáu thời luôn lảng vảng bên ngoài, nhàn nhã đi dạo phố, gây ra lắm chuyện thị phi rồi hỏi tại ai đây? Trong hai mươi bốn tiếng đồng hồ, làm sao để giữ được cánh cửa của sáu căn chúng ta, không để chúng làm càn làm bậy chính là vấn đề mà người tu thiền không thể coi thường!


 
tinh vân thiền thoại 5


Phàm Thánh Đều Quên
Thiền sư Quang Dũng ở Nam Tháp ban đầu đến tham vấn thiền sư Ngưỡng Sơn, Ngưỡng Sơn hỏi ông ta:
  • Ông đến đây làm gì?
Quang Dũng đáp:
  • Đến bái kiến Thiền sư!
Ngưỡng Sơn lại hỏi:
  • Gặp thiền sư rồi phải không?
Quang Dũng đáp:
  • Dạ, gặp rồi!
Ngưỡng Sơn lại hỏi:
  • Hình dáng của thiền sư giống con lừa hay con ngựa?
Quang Dũng nói:
  • Con thấy thiền sư cũng không giống Phật!
Ngưỡng Sơn lập tức hỏi tiếp:
  • Đã không giống Phật thì giống cái gì?
Quang Dũng cũng chẳng chịu thua kém đáp:
  • Nếu có chỗ giống thì có khác gì lừa ngựa?
Thiền sư Ngưỡng Sơn rất thán phục nói:
  • Phàm thánh đều quên, tình dứt, chân thể hiển bày, trong hai mươi năm sau không có người nào vượt qua ông, ông khéo bảo trọng.
Sau lần đó, thiền sư Ngưỡng Sơn hễ gặp người nào thì cũng ca ngợi nói:
  • Quang Dũng là nhục thân Phật.
 
tinh vân thiền thoại 6


Công án này rốt cuộc có hàm ý gì? Đây là vấn đề không dễ trả lời, bởi nếu có chỗ giống thì sẽ có chỗ không giống. Nếu trả lời người giống ma, thì trong ma cũng có người. Nếu trả lời ma giống người, thì trong người cũng có ma. Kinh Kim cang ghi: “Phàm những gì có tướng đều là hư vọng”, “nếu thấy các tướng vốn chẳng phải tướng tức là thấy Như Lai”. Hư không giống cái gì? Hư không là không có tướng nhưng chẳng phải là không có tướng, bởi vì hư không không có tướng mới có thể bao dung vạn vật; hư không không có tướng, cho nên giống hình dạng tất cả vạn vật. Thiền sư Ngưỡng Sơn tranh luận với thiền sư Quang Dũng là không giống lừa cũng chẳng giống Phật, thế thì rốt cuộc giống cái gì? Giống chính mình! Chỉ khi chúng ta thấy được tự tính của mình mới có thể thở chung lỗ mũi với hư không. Giống cái gì? Giống như tướng vô tướng của hư không. Có thể phàm thánh đều quên, thể dụng là một, đó chính là thấy được chân lý vô tướng rồi!...

 
tinh vân thiền thoại 7 min


 
thông tin cuối bài viết 2
     

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây